Sharing here

***Hãy chia sẻ để được chia sẻ***FORUM CUNG CẤP TÀI LIỆU TIN HỌC VIỄN THÔNG***Hãy chia sẻ để được chia sẻ***

Trợ giúp|Tìm kiếm|Liên hệ: Admin|
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Thành viên tích cực

    You are not connected. Please login or register

    Tìm Hiểu Công nghệ truy cập băng rộng FTTH tại VNPT Đà Nẵng

    Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Admin

    Admin
    Admin
    Admin

    Tất cả các bài báo cáo thực tập chỉ mang tính chất tham khảo...
    Do các thiết bị ngày càng mới và thay thế....
    Không để các bạn làm trùng báo cáo nhau....
    Nên các bài báo cáo chỉ là cái sườn các bạn được tham khảo về tên đề tài và hướng đi làm báo cáo...Thanks


    Chương 1: Tổng quan về viễn thông Đà Nẵng
    Chương 2: Công nghệ truy cập băng rộng FTTH.
    2.1 FTTx (Fiber To The Home/ Buiding/ Node/ Carbinet):
    2.1.1 Khái niệm FTTx:
    2.1.2 Phân loại FTTx
    2.1.2.1 FTTx theo cấu trúc dạng Point to Point:
    2.1.2.2 Cầu hình Point to Multipoints:
    2.1.3 Ưu ngược điểm của 2 cấu trúc trên:
    2.1.3.1 Đối với cấu hình điểm nối điểm:
    2.1.3.2 Đối với cấu hình điểm nối đa điểm:
    2.2 Giới thiệu về Cáp quang:
    2.3 FTTH (Fiber To The Home):
    2.3.1 Giới thiệu về FTTH:
    2.3.2 Ưu điểm của công nghê FTTH.
    Chương 3: MẠNG TRUY CẬP QUANG THỤ ĐỘNG (PON)
    3.1 Giới thiệu mạng PON:
    3.2 Các chuẩn của PON:
    3.2.1 ITU-T G.983:
    3.2.2 ITU-T G.984 :
    3.2.3 Bảng so sánh giữa các chuẩn của PON :
    3.4 Mô hình PON:
    3.5 Thiết bị viễn thông trong mạng GPON:
    3.5.1 ODF (Optical Distribution Frame):
    3.5.2 Tủ phân phối và các splitter:
    3.5.3 Thiết bị đầu cuối cho khách hàng thuê bao.
    Chương 4: Tổng quan về MAN ETHERNET (E-MAN)
    4.1 Giới thiệu chương.
    4.2 Các đặt tính của E-MAN.
    4.3 Tổng quan cấu trúc và công nghê sữ dụng EMAN.
    4.3.1. Tổng quan cấu trúc E-MAN.
    4.3.2 Công nghệ Gigabit Ethernet.
    Chương 5: Phần thực hành tại Tổng Đài FTTH.
    5.1 Hàn nối sợi quang
    5.1.2 Lý do cần nối sợi quang
    5.1.3 Định nghĩa một mối hàn
    5.1.4 Cách thực hiện một mối hàn
    5.1.4.1 Bước 1: Chuẩn bị sợi quang
    5.1.4.2 Bước 2: Cắt sợi bằng dao cắt:
    5.1.4.3 Bước 3 : Đốt nóng sợi
    5.1.4.4 Bước 4 : Bảo vệ sợi
    5.1.5. Các yếu tố quyết định một mối hàn tốt
    5.2 Đo suy hao sợi quang
    5.2.1 Giới thiệu về máy đo OTDR
    5.2.2 Đặc điểm cơ bản của OTDR

    Chương 2: Công nghệ truy cập băng rộng FTTH.

    2.1 FTTx (Fiber To The Home/ Buiding/ Node/ Carbinet):
    2.1.1 Khái niệm FTTx:
    FTTx là cụ từ viết tắt của cụ từ " Fiber To The x" là 1 thuật ngữ nói chung chỉ một kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối viễn thông, đưa sợi quang tới thuê bao. Cung cấp băng thông cho khách hàng lớn hơn so với cáp đồng, đáp ứng nhu cầu truyền thoại,dữ liệu và video trên nền IP. Bao gồm các loại sau:
    FTTH (fiber to the Home).
    FTTB (fiber to the Buiding).
    FTTN (Fiber to the Node).
    FTTC (Fiber to the Curb).
    Nói theo nghĩa đen FTTX là việc dẫn đường truyền cáp quang tới một điểm, điểm đó có thể là hộ gia đình (home), tòa nhà (building) điểm (node), tủ (carbinet), thực chất FTTx là hệ thống cung cấp Internet qua đường truyền cáp quang tới các điểm nói trên.
    Mạng FTTx (Fiber-to-the-x) hiện đang được xem là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong 2-3 năm tới do tiềm năng cung cấp băng thông cho khách hàng lớn hơn so với cáp đồng, đáp ứng nhu cầu truyền thoại, dữ liệu và video trên nền IP. Các công nghệ thường được sử dụng để tạo dựng các mạng FTTx, bao gồm cả các mạng quang thụ động, các đường dây thuê bao số (DSL), và các công nghệ nén video…

    Hình 2.1: Mô hình FTTx
    2.1.2 Phân loại FTTx:
    Hiện nay FTTx có nhiều các phân loại khác nhau, mỗi cách đều có lịch sử phát triển của nó. Tuy nhiên để đơn giản ta có thể phân loại FTTX như sau:
    2.1.2.1 FTTx theo cấu trúc dạng Point to Point:
    Theo phương án kết nối này, từ nhà cung cấp sẽ dẫn một đường cáp quang tới tận nhà khách hàng, đường quang này sẽ chuyển đổi ngược lại thành tín hiệu điện và cấp cho khách hàng. Theo phương án này, thì số số đơn vị phân ra làm hai loại:
    Loại 1: Kết nối vào hệ thống IP-DSLAM: bằng việc mua thêm 1 card mở rộng của hệ thống IP-DSLAM, việc kết nối
    Loại 2: lắp thêm Ethernet Switches layer 2 tại nhà cung cấp chuyển đổi thành tín hiệu quang cấp cho khách hàng.
    2.1.2.2 Cầu hình Point to Multipoints:
    Theo kiến trúc này tại nhà cung cấp đặt một thiết bị làm việc theo chuẩn PON, còn gọi là OLT, từ OLT tín hiệu quang sẽ được chia ra thông qua các bộ chia quang và đến đầu khách hàng thông thường OLT làm việc trên 1 sợi quang và 1 card lắp tại OLT sẽ quản lý khoảng 64 thuê bao.
    2.1.3 Ưu ngược điểm của 2 cấu trúc trên:
    Việc dùng theo kiến trúc và phương án theo phân loại trên hiện nay vẫn tồn tại trên thị trường Việt nam, bởi chúng vẫn có những ưu điểm của riêng mình.
    2.1.3.1 Đối với cấu hình điểm nối điểm:
    Ưu điểm: cấu hình đơn giản, rễ lắp giáp, không cần đào tạo chuyên sâu nhiều, thiết bị có giá thành rẻ, có thể tận dụng những vật tư hiện có. đặc biệt ưu thế trong giai đoạn đầu của mạng FTTH hay FTTX
    Ngược điểm: Khi số lượng thuê bao lớn lên, kiến trúc này không còn phù hợp nữa bởi việc quản lý đường truyền vật lý thuê bao sẽ rất phức tạp và tốn kém.
    2.1.3.2 Đối với cấu hình điểm nối đa điểm:
    Ưu điểm: kiến trúc đơn giản, dễ quản lý, chi phí đặc biệt tỏ rõ ưu thế khi số lượng thuê bao cho một khu vực lớn. Việc sử dụng cấu hình cũ là không còn phù hợp, kiến trúc này được sử dụng trong giai đoạn phát triển của hệ thống FTTH hay FTTX.
    Ngược điểm: thiết bị đầu cuối, vật tư, nguyên liệu có giá thành cao, hơn nữa kiến trúc này đòi hỏi phải có quá trình đào tạo chuyên sâu cho các đơn vị thực hiện.
    2.2 Giới thiệu về Cáp quang:
    Trên thực tế, để khắc phục nhược điểm trong truyền dẫn thông tin của cáp đồng, đã từ lâu người ta đã cho ra đời cáp quang cùng với những tính năng ưu việt hơn. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang dùng ánh sáng để truyền tín hiệu đi. Chính vì sự khác biệt đó mà cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và có khả năng truyền xa hơn.
    Tuy vậy phải đến giai đoạn hiện nay thì cáp quang mới được phát triển bùng nổ, nhất là trong lĩnh vực kết nối liên lục địa, kết nối xuyên quốc gia. Và việc sử dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại này cũng đang bắt đầu thay thế dần mạng cáp đồng ADSL phục vụ trực tiếp đến người sử dụng.
    Cáp quang dài, mỏng với thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu.
    Cáp quang gồm các phần sau:
    - Core: Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
    - Cladding: Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.
    - Buffer coating: Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt.
    - Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket.

    Hình 2.2 Cấu tạo võ cáp quang
    Khi phát tín hiệu thì một điốt phát sáng (LED) hoặc laser sẽ truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang. Còn khi nhận thì sẽ sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành dữ liệu. So với cáp đồng, cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm (tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp, điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn). Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng (tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng) nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km. Dung lượng tải của cáp quang cao hơn, vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua một sợi cáp.
    Cáp quang cũng sử dụng điện nguồn ít hơn, bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
    Còn tín hiệu số thì cáp quang rất lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính. Cáp quang cũng không cháy, vì không có điện xuyên qua cáp quang, do đó không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra. Tuy vậy, cáp quang và các thiết bị đi kèm lại rất đắt tiền so với các loại cáp đồng.
    2.3 FTTH (Fiber To The Home):
    2.3.1 Giới thiệu về FTTH:

    Nếu đề cương phù hợp bên các bạn thực tập bạn để mail lại mình sẽ sent bài báo cáo sang các bạn tham khảo...

    Tìm Hiểu Công nghệ truy cập băng rộng FTTH tại VNPT Đà Nẵng Downla14

    http://vanbinh.huhohi.com

    Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết